Ls Đặng Đình Ngọc | Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

LUẬT SƯ TƯ VẤN M&A

(Liên hệ: 0985.477.850 dangdinhngoc133@gmail.com)

Luật sư tư vấn M&A kinh nghiệm. Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý cho hoạt động M&A, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mua bán dự án, cổ phần…

Đăng ký tư vấn

Liên hệ và đặt lịch hẹn luật sư tư vấn M&A

Khái niệm về M&A

M&A là gì?

M&A là khái niệm để chỉ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp. M&A được viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Việc thực hiện hoạt động M&A nhằm giành quyền kiểm soát doanh nghiệp.  Được thực hiện thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Vì sao cần thực hiện hoạt động M&A

LỢI ÍCH CỦA M&A

Với đặc điểm của mình, hoạt động M&A sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh. Việc mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị giá trị cộng hưởng nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Tuy nhiên, hoạt động M&A cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp cần tìm hiểu trước để tránh những thiệt hại không đáng có.

Nội dung hoạt động tư vấn M&A

TƯ VẤN M&A LÀ GÌ?

Quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) yêu cầu các bên tham gia phải nắm rõ quy trình pháp lý. Mặt khác, với tính chất phức tạp và những rủi ro của hoạt động này, việc tư vấn và đánh giá thương vụ M&A trước khi thực hiện là điều vô cùng cần thiết.

Với hoạt động của luật sư tư vấn M&A sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy định, cơ chế đối với việc mua bán sáp nhập; Thẩm định, đánh giá tài sản trong quá trình đàm phán thương vụ; Các vấn đề pháp lý về tái cấu trúc doanh nghiệp…

Dịch vụ pháp lý trong hoạt động M&A

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN M&A

Văn phòng Luật sư Đặng Ngọc cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn M&A. Hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, mua bán dự án với các nội dung sau:

  • Thu thập thông tin, xác minh hồ sơ mục tiêu của thương vụ;
  • Đánh giá rủi ro của thương vụ và đưa ra phương án thực hiện tối ưu;
  • Hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với hoạt động mua bán, sáp nhập;
  • Tư vấn và hoàn thiện thủ tục pháp lý trong hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp sau M&A.

QUY TRÌNH & CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG M&A

Để hoàn tất một thương vụ M&A thành công đòi hỏi thực hiện nhiều hoạt động. Việc các định được các yếu tố tác động đến kết quả mua bán, sáp nhập sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi thế đàm phán, tránh rủi ro xấu. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước để thực hiện M&A.

Đây là giai đoạn đầu chuẩn bị cho một thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A ). Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần lập cho mình kế hoạch cụ thể. Cùng với đó là chuẩn bị kỹ càng các yếu tố trong hoạt động thương lượng đàm phán.

Nội dung quan trọng nhất của giai đoạn này là tìm hiểu và đánh giá đối tượng mục tiệu. Xác định các vấn đề pháp lý, định giá đối tượng cùng các thông tin liên quan khác…

Dựa trên nội dung và kết quả thẩm định đã chuẩn bị ở giai đoạn tiền M&A, các bên cần xác định được loại giao dịch nào là mục tiêu. Ở đây có thể là mua lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp. Từ đó, dựa vào để làm cơ sở để đàm phán nội dung M&A.

Giai đoạn hậu M&A là hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp. Các nội dung doanh nghiệp cần quan tâm và giải quyết ở giai đoạn này thường là các bất ổn về nhân sự, bất động trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hoá doanh nghiệp…

Đánh giá bài viết
[Số lượt: 28 Trung bình: 5]